I. NGUYÊN TẮC CHUNG:
- Chủ động phòng trừ bệnh: phòng là chính; trừ kịp thời, đúng thời điểm, chính xác; phòng và trừ phải kết hợp chặt chẽ với nhau thành một hệ thống tổng hợp và những biện pháp dùng trong hệ thống phòng trừ tổng hợp phải mang lại hiệu quả kinh tế.
- Các biện pháp trong phòng trừ tổng hợp phải có tác dụng bổ sung và phát huy vai trò cho nhau, không được khống chế, mâu thuẫn làm mất tác dụng của nhau.
- Việc thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp phải đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài; vừa bảo vệ được cây trồng vừa bảo vệ được môi trường sống.
II. CÁC BIỆN PHÁP CHUNG ĐỂ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH:
- Biện pháp dùng giống chống bệnh:
- Đặc tính di truyền học của một số loại giống có thể có tính kháng hay nhiễm đối với một số loại sâu bệnh, biết được đặc tính đó để chúng ta bố trí các loại giống phù hợp.
- Biện pháp canh tác:
- Bố trí thời vụ: Việc bố trí thời vụ phù hợp có thể tránh khỏi được một số điều kiện bất thuận của ngoại cảnh tạo điều kiện để cây trồng sinh trưởng tốt, đồng thời tránh được các lứa sâu, các loại bệnh trong các giai đoạn mẫn cảm của cây trồng.
- Kỹ thuật làm đất: đất đai hoại mục thuần thục là điều kiện để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, làm đất sớm tiêu diệt được một số loại sâu bệnh hại tồn lưu trong đất.
- Biện pháp sinh vật học:
- Dùng thiên địch và các vi sinh vật có ích để phòng trừ sâu bệnh.
- Dùng các chất kháng sinh của vi sinh vật có ích tiết ra.
- Biện pháp lý cơ học:
- Phương pháp chọn lọc các hạt giống để đảm bảo độ thuần.
- Nhổ bỏ những cây sâu bệnh, cắt bớt cành bệnh lúc bệnh chớm phát sinh, bắt sâu bằng biện pháp thủ công.
- Biện pháp kiểm dịch thực vật:
- Kiểm dịch đối nội và kiểm dịch đối ngoại.
- Biện pháp hóa học:
- Đúng thuốc: Khi chọn mua thuốc BVTV, nông dân cần biết rõ loại dịch hại cần phòng trừ. Nếu không xác định được dịch hại nên nhờ cán bộ kỹ thuật BVTV nhận diện giúp để có cơ sở chọn thuốc đúng và có hiệu lực cao để trừ loại dịch hại.
- Đúng liều lượng và nồng độ: Liều lượng là lượng thuốc cần dùng cho một đơn vị diện tích và nồng độ là độ pha loãng của thuốc trong nước để phun.
- Đúng lúc: Phun thuốc đúng lúc kịp thời vào thời điểm dịch hại trên đồng ruộng dễ bị tiêu diệt.
- Đúng cách: Pha thuốc đúng cách, phun thuốc đúng cách là phun rãi đều làm cho thuốc tiếp xúc với dịch hại nhiều nhất, tập trung vào nơi sinh vật gây hại.
III. MỘT SỐ SÂU BỆNH THƯỜNG PHÁT SINH GÂY HẠI CHÍNH TRÊN MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH VÀO MÙA MƯA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN:
- Cây lúa: Giai đoạn mạ, giai đoạn đẻ nhánh, giai đoạn đứng cái – làm đòng – trỗ bông, giai đoạn đông sữa – chắc xanh, giai đoạn chín sữa – chín sáp.
- Cây ngô: Giai đoạn cây con, giai đoạn khác.
- Cây sắn: Giai đoạn mới trồng- nảy mầm, giai đoạn hình thành rễ củ, giai đoạn tạo bột – chín bột.
- Cây cà phê: Rồi đục quả, rệp vảy xanh, rệp sáp, sâu đục thân.
- Cây ăn quả: Ruồi đục quả, rệp vảy xanh, rệp sáp, rệp bông trắng, sâu đục thân cành, sâu tiện vỏ cây.
- Cây lâm nghiệp: Keo, bạch đàn, bời lời: Mối, bọ hung, sâu róm, sâu trắng, sâu vạch xám, sâu túi và câu cấu.
- Cây dược liệu (đinh lăng, gừng, nghệ, sả): Mối, rệp sáp, sâu đục thân, đục củ.
- Cây cao su: Bệnh nấm hồng, khô mặt cạo, loét sọc miệng cạo, bệnh rễ trắng, rễ nâu.
- Cây ăn quả: Rệp vảy xanh, rệp sáp, rệp bông trắng, sâu đục thân, đục quả; bệnh nấm hồng, bệnh thán thư cành lá, và trái và nứt trái do mất cân bàng dinh dưỡng.
- Cây lâm nghiệp (keo, bạch đàn, bời lời): Mối, bọ hung, sâu róm, sâu trắng, sâu vạch xám, sâu túi và câu cấu; bệnh héo, đốm lá, đốm than, khảm, loét, thối mục, chảy nhựa, chổi sể, bồ hóng.
- Cây dược liệu (đinh lăng, gừng, nghệ, sả): Mối, rệp sáp, sâu đục thân, đục củ; bệnh tối thân, nấm muội đen, khô vằn (bệnh khô vằn trên cây gừng, nghệ).
Với các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, người trồng cây có thể bảo vệ cây trồng của mình khỏi những sâu bệnh gây hại. Đồng thời, việc phòng trừ sâu bệnh còn giúp bảo vệ môi trường sống.