1. Kyusu – ấm trà tay cầm bên.
Contents
Phong cách Ấm trà đặc trưng của Nhật Bản. Tay cầm và vòi được đặt một góc 90° hoặc nhỏ hơn. Kích thước “phổ biến nhất” là dung tích 250-330 ml. So với kích thước tiêu chuẩn của ấm Trung Quốc, ấm của Nhật Bản lớn hơn.
Bạn có thể pha bất kỳ loại trà nào như trà xanh, trà trắng, trà ô long, trà đen, trà thảo mộc… Ngoài ra còn có sứ, gốm (tráng men), ấm bằng đồng
Nếu bạn cầm bên trái, có thể khó sử dụng với ấm trà tay cầm bên này – nó được thiết kế để cầm bằng tay phải. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng có nghệ nhân chế tác ấm cho người thuận tay trái nhưng rất ít.
2. Ấm trà không tay cầm – Houhin
Ấm trà không có tay cầm, có bộ lọc bên trong được gọi là Houhin trong tiếng Nhật. Còn Shiboridashi trông giống Houhin, nhưng nó không có bộ lọc bên trong.
Kích thước của Houhin
Houhin thường có dung tích nhỏ, 80-160ml là chủ yếu. Chúng được thiết kế để pha Gyokuro – 1 loại trà xanh Nhật Bản và trà xanh cao cấp. Đây là 1 dụng cụ pha trà để thưởng thức trà ngon với một lượng ít hơn bình thường, ví dụ như bạn chỉ uống trà 1 mình hoăc với 1-2 người. Với ấm Houhin có dung tích lớn hơn, bạn có thể xem và thưởng thức lá trà trong ấm, bạn cũng có thể thưởng thức màu sắc, hình dạng, độ mềm, hương thơm của lá trà trước và sau khi pha.
Loại trà sử dụng cho ấm Houhin phải là những loại trà có yêu cầu nhiệt độ nước thấp 60-70 ℃, đôi khi thấp hơn nhiều. Có nghĩa là ấm trà không được quá nóng để có thể cầm ngay cả khi không có tay cầm. Một số Houhin có phần giữ nhỏ như tai, nhưng nó cũng không quá dễ dàng khi pha trà bằng nước nóng, bạn vẫn sẽ cảm thấy khó chịu.
Một số Houhin có thể quá lớn để có thể cầm thoải mái, đặc biệt là phụ nữ – Trong trường hợp này, rất khó cầm và tay của bạn quá căng và làm bạn khó khăn khi pha trà.
Houhin bằng sứ được sản xuất nhiều hơn so với các loại ấm khác. Khả năng dẫn nhiệt của sứ cao hơn cho nên lý tưởng nhất là dùng để pha các loại trà với 50-65 ℃, nếu không, bạn nên chỉ cho ít hơn một nửa lượng nước vào ấm trong trường hợp lá trà của bạn yêu cầu nhiệt độ nước cao.
3. Shoboridashi – Ấm trà không tay cầm, không có bộ lọc
Loại ấm không có tay cầm, không có lưới lọc bên trong được gọi là Shiboridashi trong tiếng Nhật. Đây cũng là loại ấm được thiết kế để pha trà xanh cao cấp cũng như các loại trà dùng nước ở nhiệt độ thấp để pha. Shiboridashi thường được sử dụng để pha và rót dốc ấm ra mà không bị cuốn lá trà ra ngoài phù hợp với lá trà vê bằng tay, có dạng hình kim dài. Các khe hở ở miệng ấm rất hợp với hình dạng dài của lá trà. Shiboridashi không được sản xuất nhiều, nó là những chiếc ấm đặc biệt ngay cả đối với người Nhật. Vì vậy, không nhiều người Nhật biết tên và cách sử dụng, trừ khi họ là những người yêu trà.
4. Teapot – Ấm trà tay cầm phía sau
Ở Nhật Bản, những chiếc ấm có quai sau “thủ công” không được sản xuất nhiều, đặc biệt là những chiếc ấm nhỏ.
Nhiều loại có thể tích lớn hơn (250-400 ml) và thường được làm bằng khuôn. Những chiếc ấm lớn đó, người Nhật không gọi là “kyusu” mà gọi nó là “ấm trà” (dùng từ mượn tiếng anh teapot) bình thường nếu nó không có hình dáng ấm trà truyền thống của Nhật Bản. Loại nhỏ hơn (130-200 ml) được làm thủ công thường dùng để ủ và thưởng thức tinh chất của lá trà, thường được những người đam mê trà lựa chọn. “Ấm trà lớn” là để pha trà để uống hàng ngày, chẳng hạn như để giải khát, uống trong bữa ăn hoặc cuối bữa ăn.
5. Dobin – Ấm trà có tay cầm ở trên
Những chiếc ấm có tay cầm trên cùng từng được nhìn thấy rất nhiều cách đây vài thập kỷ ở Nhật Bản. Chất liệu của tay cầm có thể là mây, tre, kim loại hoặc cùng chất liệu với thân của nó.
Ấm có tay cầm ở trên được gọi là “Dobin”, chúng thường có dung tích lớn (thường ít nhất khoảng hơn 400ml, cho đến khoảng 1000ml-2000ml) và được làm bằng gốm hoặc sứ. Chức năng (công dụng) của Dobin là để pha trà (giống như ấm trà) và để đun thuốc hoặc Mugicha (trà lúa mạch).
Lịch sử hình thành và phát triển của ấm trà Tokoname