Cây Bàng Nhật Trồng Trong Nhà

Nếu bạn muốn tạo ra một góc nhỏ xinh xắn trong nhà hoặc một không gian xanh tươi để thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng, bài viết này sẽ làm bạn hài lòng. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về cây bàng nhật, một lựa chọn tuyệt vời để trang trí nhà cửa, bàn làm việc, quán cà phê, ban công,… Vậy cây bàng nhật có tác dụng gì, đặc điểm và ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết sau đây!

Tổng quan về cây bàng nhật

Contents

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về loại cây này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản về cây bàng nhật như sau:

Đặc điểm của cây bàng nhật

Cây bàng nhật còn được biết đến với nhiều cái tên thông thường khác như cây bàng cẩm thạch lá nhỏ, bàng nhật bản… Bàng nhật bản có tên khoa học là Bucida sp.variegata, thuộc họ Combretaceae (Trâm Bầu). Chúng có nguồn gốc từ Mexico, Trung Mỹ, Caribbean và Bắc Nam Mỹ. Đây là loại cây thân gỗ, có các cành cứng và giòn, chúng mọc ngang và tỏa ra xung quanh theo từng tầng, thông thường cao từ 30-40m. Lá cây có tán hẹp, màu chủ đạo của lá thường là xanh bóng ở trong và trắng kem ở ngoài, phân tầng và tạo thành hình vòm trông vô cùng bắt mắt. Vỏ cây mịn màng, lốm đốm hoặc có những vệt màu xám nhạt nhô ra. Lá có hình bầu dục, mọc lên chung một cuống có kích thước nhỏ và dài chỉ từ 2 đến 5cm. Cây còn cho quả.

Cây bàng nhật có khả năng phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, môi trường trồng bàng nhật thích hợp nhất là nắng nóng vì đây là loại cây ưa hạn, chịu được sức nhiệt tốt.

Cây Bàng Nhật Trồng Trong Nhà

Bàng nhật bản có mấy loại

Người ta thường phân biệt bàng nhật bản theo màu sắc của lá cây. Có 2 loại bàng nhật chủ yếu: loại lá có pha với màu hồng và loại lá xanh có viền trắng đen. Với loại đầu tiên, màu hồng sẽ xuất hiện rõ rệt nhất là vào lúc cây mọc lá mới.

Lá cây bàng nhật

Công dụng của cây bàng nhật bản

Nhiều người chọn bàng nhật làm cây trang trí không chỉ vì thẩm mỹ, mà còn vì loài cây này mang lại nhiều giá trị khác về mặt phong thủy.

Trang trí không gian

Điểm đặc biệt khi lựa chọn bàng nhật làm cây trang trí văn phòng vì cây khá đa dạng về kích cỡ. Bàng nhật cũng phù hợp với không gian nhỏ như sân vườn, ban công và cũng có khả năng trụ chân tại nhiều công trình lớn, khu đô thị. Sự hiện diện của cây bàng nhật sẽ giúp không gian của bạn thêm phần thư thái và sang trọng.

Ý nghĩa phong thủy

Đối với những người chơi cây cảnh lâu năm, ý nghĩa phong thủy của loại cây mà họ lựa chọn luôn là điều đáng để quan tâm. Với bàng nhật, sự phát triển mạnh mẽ trong điều kiện khô hạn tượng trưng cho ý chí vươn lên, không ngại khó khăn để chạm đến thành công. Ngoài ra, cây xanh tốt quanh năm còn mang ý nghĩa cho sự sung túc, giàu sang và tài lộc. Lá hình trái tim khiến người ta nghĩ ngay đến sự ngọt ngào trong tình yêu đôi lứa.

Ý nghĩa phong thủy của bàng nhật

Bàng nhật hợp với những bản mệnh nào và tuổi nào?

Cây bàng nhật hầu như không xung khắc với bất kỳ mệnh nào, vì vậy cho dù bạn thuộc tuổi nào thì cũng yên tâm khi sử dụng loại cây này.

Nếu như nói vẻ đẹp khiêm nhường của cây bàng nhật thích hợp với người mạng Mộc thì năng lượng tích cực của cây cũng giúp đỡ người mệnh Hỏa dễ dàng có được may mắn trong tài lộc và tình yêu.

Các năm sinh thuộc mệnh Mộc: Mậu Thìn (1988), Kỷ Tỵ (1989), Nhâm Ngọ (1942, 2002), Quý Mùi (1943, 2003), Canh Dần (1950, 2010), Tân Mão (1951, 2011), Mậu Tuất (1958, 2018), Kỷ Hợi (1959, 2019), Nhâm Tý (1972), Quý Sửu (1973), Canh Thân (1980), Tân Dậu (1981).

Các năm sinh thuộc mệnh Hỏa: Mậu Tý (1948, 2008), Kỷ Sửu (1949, 2009), Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987), Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1965), Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979), Bính Thân (1956, 2016), Đinh Dậu (1957, 2017), Giáp Tuất (1934, 1994), Ất Hợi (1935, 1995).

Cách trồng và chăm sóc cây bàng nhật

Bàng nhật là loại cây có thể tự phát triển, việc trồng và chăm sóc cây không quá cầu kỳ và phức tạp. Tuy nhiên, cũng còn một số lưu ý để cây có thể phát triển một cách tốt nhất.

Cách trồng cây bàng nhật

Bước chọn đất trồng cây vô cùng quan trọng. Đất để trồng bàng nhật tốt nhất nên là loại đất thoát nước tốt, tránh ngập nước hoặc nhiễm mặn trong quá trình cây phát triển. Bạn có thể sử dụng một số loại chậu được ưa chuộng hiện nay như chậu đá mài, chậu composite, chậu nhựa hoặc chậu sứ.

Tiếp đó, ta sẽ sử dụng một tấm lưới nhỏ hoặc vải địa tạo thành tấm lưới nhỏ bọc ngay ở phía lỗ thoát nước. Cho vào chậu một lớp phân hữu cơ, lớp phân bón này giúp đảm bảo các chất dinh dưỡng cho cây trong vòng 3 đến 4 tháng. Sau đó, đổ một lớp đất lên trên gồm có đất thịt, trấu và sơ dừa sao cho tỷ lệ đất là 80%. Rạch vỏ bầu thật nhẹ nhàng, đặt cây vào chậu và nén một lớp đất vừa đủ chặt để cây đứng vững, sau đó tưới phun sương mỏng.

Cách chăm sóc bàng nhật

  • Bổ sung nước, ánh sáng, độ ẩm cho cây: Tưới nước để duy trì độ ẩm là một điều tất yếu khi trồng bất cứ loài cây nào. Tuy nhiên, bàng nhật là loại cây chịu hạn tốt, nên trong quá trình chăm sóc không cần phải tưới quá nhiều. Nên đặt cây ở những nơi có ánh sáng vừa đến mạnh. Tránh tình trạng thiếu sáng sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
  • Bón phân: Nhu cầu dinh dưỡng của cây bàng nhật không quá cao. Vì vậy, không cần phải bón phân dày đặc. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng nên bổ sung một số chất dinh dưỡng cơ bản cho cây.
  • Kiểm tra và phòng ngừa sâu bệnh: Sâu bệnh là nguyên nhân chủ yếu khiến cây trồng của bạn chậm phát triển. Hãy thường xuyên kiểm tra sâu bệnh cho cây trồng, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, lập tức áp dụng các biện pháp ngăn ngừa phù hợp.

Cách chăm sóc cây bàng nhật

Kết luận

Hy vọng rằng qua những thông tin trên, bạn đã có cái nhìn rõ nét hơn về cây bàng nhật – loại cây cảnh sở hữu bộ lá có màu sắc nổi bật. Hơn nữa, loài cây này còn có thể khống chế giúp chúng nhỏ gọn hơn để trang trí bàn làm việc, bàn tiếp khách,… Nếu có những thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ đến Website Caycanhxanh.vn để được hỗ trợ và tư vấn đầy đủ nhất.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *