Trà sữa đã trở thành một trào lưu “gây nghiện” trong cộng đồng. Tuy nhiên, nhiều người e ngại vì lo sợ sẽ tăng cân vì lượng calo cao. Vậy uống trà sữa có phải là nguyên nhân chính gây tăng cân?
Bất kể độ tuổi, rất nhiều người hiện nay đã “nghiện” trà sữa. Một ly trà sữa bao gồm các thành phần chính sau:
Trà
Contents
Trà là thành phần cơ bản nhất trong một ly trà sữa. Chúng thường là trà đen, trà xanh, trà ô-long hoặc trà trắng.
Sữa
Sữa là một trong những thành phần không thể thiếu. Tuy nhiên, một số loại trà sữa lại được làm từ kem béo vô cùng có hại cho sức khỏe.
Đường
Uống một ly trà sữa bình thường, bạn đã hấp thụ tới 200kcal từ 50g đường, chưa tính năng lượng từ topping.
Topping
Bổ sung thêm các loại topping như trân châu, phô mai, thạch, hạt,… sẽ làm thức uống này hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, nghiên cứu cho biết, một ly trà sữa có thạch và kem chứa 15-20g đường, 10g chất béo và 100 calories. Nếu uống một ly trà sữa size 500ml, cơ thể sẽ hấp thụ khoảng 60-70g đường và 500 calories, tương đương một tô phở bò. Đây là lý do chính mà những người thích uống trà sữa e ngại nhất – tăng cân.
Ngoài ra, uống trà sữa quá nhiều với lượng đường cao sẽ tăng nguy cơ dẫn đến tiểu đường, huyết áp cao, đái tháo đường, mỡ trong máu và có khả năng gây mất ngủ vì caffeine có trong trà.
Để vẫn thưởng thức trà sữa mà không lo ngại về vấn đề cân nặng, bạn có thể tham khảo những bí kíp sau:
Thay đổi lựa chọn topping và kem trong trà sữa
Quan tâm nhiều hơn đến thành phần của các loại thạch. Các loại thạch truyền thống, trân châu đen, thạch phô mai có nhiều đường và chất phụ gia. Bạn có thể thay thế các loại topping trên bằng các loại thạch ít đường như Jelly, trân châu trắng.
Tuyệt đối không uống trà sữa khi vừa ăn no
Uống trà sữa ngay sau khi ăn no sẽ làm bạn cảm thấy đầy hơi khó tiêu. Cách bữa ăn từ 1 – 2 tiếng sẽ là thời điểm hoàn hảo để uống trà sữa mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chọn size nhỏ để uống
Size nhỏ là sự lựa chọn tốt cho bạn. Đừng để bản thân bị “quyến rũ” bởi những size lớn hay size “khổng lồ”. Nếu trà sữa đã trở thành cuộc sống của bạn, size nhỏ là sự lựa chọn thông minh, vừa “đã thèm”, vừa không ảnh hưởng đến cân nặng.
Không uống gần lúc đi ngủ
Uống trà sữa gần lúc đi ngủ không tốt vì cơ thể không tiêu thụ được lượng đường và chất béo. Thêm vào đó, trà còn khiến bạn mất thời gian để có thể yên giấc.
Giảm mức đường trong trà sữa
Chọn mức đường có trong trà sữa như 0%, 30%, 50%, 70% hay 100% để tự chủ lượng đường nạp vào cơ thể. Nếu lo lắng về cân nặng hay sức khỏe, 30% hoặc 0% là mức “hợp lý”.
Không uống trà sữa khi đói
Uống trà sữa khi đói có thể gây ra tình trạng bao tử khó chịu hay axit trào ngược. Uống sau khi ăn khoảng 1 – 2 giờ là tốt nhất.
Hạn chế tần suất dùng trà sữa
Hạn chế tần suất uống trà sữa và thay bằng nước trái cây. Nếu vấn đề cân nặng gây khó chịu, nước trái cây nguyên chất hay sữa ít béo là sự thay thế hoàn hảo.
Theo Khám phá