Tổ chức y tế thế giới – WHO (: World Health Organization) đã bình chọn : ” trà là thức uống số 1 có lợi cho sức khỏe “. Vì sao họ lại công nhận như vậy ? Chúng tôi xin giới thiệu cho các bạn sơ lược về thành phần hóa học và tác dụng của trà (chè) xanh .

Chè xanh có rất nhiều hoạt chất nhưng trong đó bao gồm các thành phần chính sau:

1. Chất cafein:

Chất cafein: là chất chiếm hàng lượng nhiều thứ 2 trong cây trà ( khoảng 5% ). Chất cafein có nhiều nhất trong lá trà và ít nhất trong thân trà, vì thế chè búp luôn có giá mắc hơn với chè ban. Ngoài ra, một số người lầm tưởng chất cafein trong trà thấp hơn cà phê, thực tế lại trái ngược hoàn toàn – chất cafein trong trà nhiều hơn cà phê tuy nhiên loại ở dạng cafein tanat nên có tác dụng chậm hơn so với cà phê.

2. Chất Tanin:

Là chất có nhiều nhất trong chè, chất này thực tế là gì ? Tanin là một hợp chất polyphenol trong thực vật, có khả năng tạo liên kết với những protein và các hợp chất cao phân tử khác một cách bền vững. Thực tế nhờ chất này mà trà có giá trị dinh dưỡng cao do mùi vị của trà do chất này quyết định. Chất tanin trong trà càng nhiều thì mủi vị của trà càng ngon, và hàm lượng của chất tanin trong trà như thế nào tùy thuộc vào lá trà, lá trà non sẽ nhiều chất này nhất..

3. Protein và acid amin

Lá trà đã qua chế biến và càng để lâu thì chất protein ngày càng giảm và acid amin tăng lên. Chất acid amin quyết định mùi thơm của trà, trà càng nhiều axit amin thì càng mất mùi hương ( ngoại trừ các loại trà đã ướp hương như hương lài, hương cúc ) .Còn protein của trà nhiều hay thấp còn phù thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như thời điểm hái trà, trà non hay trà già, chất lượng chăm sóc của người trồng..

4. Enzym

Chất enzym này ảnh hưởng đến màu sắc của lá trà, chủ yếu là 2 nhóm enzym : enzym oxi hoá khử và nhóm enzym thủy phân, còn lại các enzym khác không đáng kể.

5. Sắc tố

chất diệp lục, caroten, xanthophin.. các chất này sẽ quy định màu sắc của nước trà sau khi pha uống, từ màu xanh nhạt, xanh đậm cho đến màu nâu, nâu đậm. Khi gia công chế biến, các sắc tố này cũng thay đổi, tùy theo yêu cầu của thành phẩm mà gia công sẽ khác đi 1 tý, giống như trà đen thì phải gia công nhiều hơn trà xanh…Ngoài ra các sắc tố này cũng ảnh hưởng 1 phần đến hương thơm của nước trà.

6. Chất thơm

Chất thơm cũng là một thành phần quan trọng có trong trà, bao gồm 2 loại: chất thơm tự nhiên và chất thơm từ quá trình gia công chế biến. Chất thơm tự nhiên của trà rất thấp mà đa số sẽ phát sinh qua việc gia công.

7. Sinh tố

Trong trà có rất nhiều loại sinh tố: A, B, C, E, PP, F, D, K, P…, thông qua chất tanin mà các sinh tố này kết hợp bền vững với nhau và ít bị mất đi qua quá trình chế biến, vì thế chà có giá trị dinh dưỡng cao và được đánh giá là một trong những thức uống tốt nhất cho sức khỏe mà khá lại khá rẽ. Ngoài ra bột trà xanh còn được dùng để đắp mặt nạ vì nhiều khoáng chất và sinh tố.

Một số công dụng chính của trà xanh thái nguyên

  • Giảm Cân
  • Ngăn ngừa tiểu đường
  • Ngăn ngừa bệnh tim
  • Ngăn ngừa ung thư thực quản
  • Giảm Cholesterol
  • Giảm khả năng bị ben6nh Alzheimer và Parkinson
  • Giảm khả năng sâu Răng
  • Giảm khả năng bị cao huyết áp
  • Chăm sóc da ( bột trà xanh)

Nếu bạn thích và thường xuyên uống trà xanh đó là điều tốt, nếu bạn chưa thích hãy bắt đầu uống ngay hôm nay bởi trà xanh được mệnh danh là thức uống tốt nhất. Nếu xét về lượng tiêu thụ thì nó chỉ đứng sau nước lọc.

Rate this post