Bạn thích uống trà sữa nhưng không biết cách nấu. Vị trà sữa bị chát phải làm sao? Không dùng bột béo liệu vị trà sữa có ngon? Nếu bạn là một trong những người gặp vấn đề này đừng bỏ qua bài viết dưới đây của LOOP nhé!
Mách bạn công thức nấu trà sữa ngon không phải ai cũng biết.
1. Nguyên liệu, dụng cụ để nấu trà sữa
Contents
Nguyên liệu để nấu trà sữa
Lựa chọn nguyên liệu là công đoạn đầu tiên trong cách nấu trà sữa. Nguyên liệu nấu trà sữa vô cùng đa dạng. Dưới đây là những nguyên liệu cơ bản dùng để pha chế các loại trà sữa đang được giới trẻ ưa thích hiện nay.
- Trà: ngoài trà túi lọc, trà phơi khô thì bạn còn có thể lựa chọn những loại trà thông dụng khác như: trà Ô Long, hồng trà, lục trà, trà sen, trà đào, trà nhãn…Các loại trà dễ dàng tìm mua ở cửa hàng bách hóa, siêu thị, trung tâm thương mại hay cửa hàng chuyên bán nguyên liệu nấu trà sữa.
- Bột sữa: đây là nguyên liệu giúp tăng hương vị cho trà sữa. Pha bột sữa với trà, hương vị trà sẽ không bị lấn áp mất đi như khi dùng sữa đặc hay sữa tươi. Bột sữa có vị béo nhưng không gắt, hương thơm tự nhiên nên sẽ không gây khó chịu với những người dị ứng với mùi sữa. Bột sữa mua tại các cửa hàng chuyên bán nguyên liệu nấu trà sữa.
- Trân châu: có thể tự làm trân châu tại nhà hoặc mua tại các cửa hàng chuyên bán nguyên liệu nấu trà sữa. Trân châu là loại topping được dùng kèm với trà sữa, có nhiều loại topping để bạn lựa chọn như: trân châu đen, trân châu trắng, trân châu matcha, trân châu thạch thủy tinh, trân châu sợi,…Đặc biệt, ngoài trân châu bạn có thể làm thêm rau câu, bánh flan, pudding để topping trà sữa thêm phong phú nhé!
Dụng cụ dùng để nấu (pha), đựng trà sữa
Sau khi đã lựa chọn nguyên liệu, bước tiếp theo là chuẩn bị dụng cụ để công đoạn nấu trà sữa diễn ra thuận lợi. Dụng cụ dùng để nấu trà sữa bao gồm: dụng cụ pha và đựng trà sữa.
– Dụng cụ pha trà sữa
- Bình ủ trà: nếu bạn chỉ nấu trà sữa dùng cho gia đình thì chỉ cần bình ủ cỡ vừa và nhỏ. Nhưng khi mở quán trà sữa thì nên sử dụng bình ủ có dung tích lớn để trữ số lượng lớn nước trà bán cả ngày. Bình ủ trà giúp giữ nguyên hương vị trà suốt cả ngày.
- Nồi nấu trà: giúp bạn nấu trà lấy nước để pha trà sữa. Kích thước của nồi tùy vào số lượng trà mà bạn dùng. Ngoài nấu trà bạn dùng nồi để nấu chín trân châu.
- Máy đun nước nóng: nếu bạn không muốn mất nhiều thời gian đun sôi nước để pha trà thì máy nước nóng là lựa chọn tuyệt vời nhất.
- Máy trộn trà sữa: đây là dòng máy cần thiết khi mở quán trà sữa. Máy giúp hòa tan các loại nguyên liệu nhanh chóng mà không bị vón cục.
- Bình lắc nguyên liệu: giúp hòa tan nhanh các loại nguyên liệu lại với nhau mà không sợ bị vón cục.
- Máy định lượng đường: nếu bạn muốn định lượng lượng đường chuẩn xác cho từng loại trà sữa thì nên sử dụng máy này.
- Ly, cốc nhỏ: nếu bạn có kinh nghiệm tốt trong việc đo lường lượng đường thì một chiếc cốc nhỏ sẽ giúp bạn thực hiện tốt công việc ấy.
- Máy dập nắp ly: đây là dụng cụ không thể thiếu khi mở quán trà sữa. Nếu chỉ nấu trà sữa trong gia đình thì không cần thiết sử dụng.
– Dụng cụ đựng trà sữa
- Ly, cốc, bình đựng: đây là dụng cụ không thể thiếu khi uống trà sữa. Kích cỡ và kiểu dáng đa dạng phù hợp với từng nhu cầu của người dùng. Bạn có thể lựa chọn ly, cốc, bình đựng làm từ nhựa, giấy, thủy tinh.
- Ống hút: là phụ kiện kèm theo khi dùng trà sữa. Ống hút có nhiều kiểu dáng được làm từ chất liệu đa dạng như: giấy, bột gạo, nhựa, ống tre,…
2. Cách pha trà sữa không bị chát đắng
Trà sữa sau khi nấu xong thường có vị chát đắng, trường hợp này do nhiều nguyên nhân. Đắng do trà, trà chứa hàm lượng caffeine cao nên sẽ thường làm đắng vị trà sữa, gây khó uống. Mặc khác, vị đắng của trà do nhiệt độ nước pha trà quá nóng hoặc quá lạnh và thời gian ủ trà quá lâu chính là nguyên nhân gây ra vị đắng đó.
Hiểu được nguyên nhân làm vị trà sữa đắng chát, dưới đây là công thức pha chế trà sữa để tinh giảm vị đắng chát, tăng vị béo thơm.
- Áp dụng đúng thời gian ủ trà: đây là công đoạn vô cùng quan trọng, bởi nó quyết định đến vị trà có chát đắng hay không. Tùy vào từng loại trà mà đo nhiệt độ nước, thời gian ủ phù hợp.
- Dùng nước tinh khiết để pha trà để có màu trà trong, vị trà không đắng và hương thơm đặc trưng của loại trà đó
- Thiết bị, dụng cụ pha trà chất lượng tốt và vệ sinh sạch sẽ.
Áp dụng ngay 3 cách trên để không còn vướng ngại ly trà sữa của bạn có vị đắng chát.
3. Cách pha trà sữa không dùng bột béo
Bột béo là nguyên liệu giúp vị trà sữa béo thơm thu hút người dùng. Tuy nhiên, sử dụng bột béo pha trà sữa đôi khi sẽ gây ngán và không tốt cho sức khỏe.
Để vị trà sữa ngon, ngọt, béo tự nhiên bạn có thể sử dụng sữa đặc có đường, sữa tươi, đường phèn, nước cốt dừa mà không phải dùng đến bột béo.
Xem thêm: 5 Cách Pha Trà Chanh Tại Nhà
4. Tổng hợp 10 công thức pha các loại trà sữa đang được giới trẻ yêu thích hiện nay
Trà sữa là thức uống yêu thích của mọi người, không giới hạn độ tuổi. Trà sữa là món ăn vặt không bao giờ bị bỏ quên. Vì vậy, từ món trà sữa trân châu truyền thống thì nay loại thức uống phổ thông này được chế biến thêm nhiều hương vị khác nhau tạo nên menu phong phú.
Dưới đây là tổng hợp 10 công thức nấu trà sữa ngon giúp bạn thử tài chế biến. Lưu ý: Liều lượng nguyên liệu do mỗi người nấu tự cân đối để chuẩn xác với nhu cầu.
Trà sữa trân châu truyền thống
– Nguyên liệu:
- Trà
- Sữa đặc có đường.
- Bột sữa
- Nước nóng
- Trân châu
- Đá viên
– Cách làm
- Pha nước đường: theo tỉ lệ 6:1. Nếu 1kg đường sẽ pha với 600ml nước nóng.
- Nấu trân châu. Lượng trân châu nấu sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người.
- Ủ trà tạo cốt trà sữa: nên ủ 50gr trà với 1.5 lít nước nóng để vị trà không bị đắng. Đồng thời canh thời gian ủ phù hợp, không nên ủ quá lâu sẽ làm mất hương vị của trà. Sau đó lấy nước cốt trà pha với 350gr bột sữa để tại nước cốt trà sữa.
- Khuấy đều nước cốt trà sữa với 30ml nước đường để tạo vị ngọt. Như vậy là bạn đã có vị trà sữa thơm béo, nhớ cho thêm đá viên và trân châu để thưởng thức.
Trà sữa thái
– Nguyên liệu
- Bột trà thái
- Sữa đặc có đường
- Đường cát trắng
- Nước lạnh, nước sôi
- Trân châu hoặc thạch, pudding
– Cách làm
- Nấu trà thái: đun sôi 2 lít nước. Khi nước đã sôi cho 50gr bột trà thái xanh vào nấu trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
- Hòa tan nước bột trà thái với 200gr đường cát trắng, 2 muỗng cà phê sữa đặc có đường. Khuấy đều để tạo thành nước cốt trà sữa thái.
- Khi đã có nước cốt trà sữa, bạn pha kèm với đá viên và trân châu để có ly trà sữa thái thơm ngon nhé!
Trà sữa bột béo
– Nguyên liệu:
- Trà
- Bột béo
- Đường cát trắng
- Sữa tươi có đường
- Sữa đặc
- Topping: trân châu, thạch, pudding.
– Cách làm
- Ủ trà: đun sôi 1.5 lít nước. Khi nước đã sôi thì tắt bếp, cho 75gr trà khô vào và ủ 10 phút. Sau đó, lọc bỏ xác trà chỉ lấy nước cốt trà.
- Làm nước cốt trà sữa: hòa tan nước cốt trà với bột béo hoặc có thể thay thế bằng sữa đặc có đường, sữa tươi và cho thêm vài muỗng đường cát để tạo vị ngọt, béo của nước cốt trà sữa. Sau đó đun sôi khoảng 5 phút, đến khi nước cốt trà sữa sôi lên thì tắt bếp và để nguội. Lưu ý, tùy vào khẩu vị của mỗi người mà liều lượng bột béo, sữa, đường cân đối cho phù hợp.
- Cho nước cốt trà sữa ra ly và thêm topping, đá viên rồi thưởng thức.
Trà sữa matcha
– Nguyên liệu:
- Bột trà xanh
- Sữa tươi có đường
- Đường cát trắng hoặc sữa đặc có đường
- Topping: trân châu, thạch đủ vị
- Nước lạnh
– Cách làm:
- Pha bột trà xanh: cho bột trà xanh vào bát và hòa tan với nước lạnh. Khuấy đều cho bột trà và nước ngấm vào nhau để tạo hỗn hợp bột trà xanh.
- Pha nước cốt trà sữa: Cho sữa tươi có đường vào nồi và đun sôi trên bếp với mức lửa nhỏ. Khi sữa tươi sôi lăn tăn đổ hỗn hợp bột trà xanh vào nấu cho đến khi cực sôi thì tắt bếp và để nguội. Như thế là đã chuẩn bị xong nước cốt trà sữa trà xanh matcha.
- Cho nước cốt trà sữa ra ly và thêm topping, đá viên và thưởng thức.
Trà sữa đỏ
– Nguyên liệu:
- Trà sữa thái đỏ túi lọc
- Sữa đặc có đường
- Đường cát trắng
- Sữa tươi không đường
- Topping: trân châu, thạch đủ vị
- Nước nóng
– Cách làm:
- Pha nước cốt trà: Cho túi trà thái đỏ vào bình và thêm nước nóng, ủ trà trong vòng 10 phút. Sau đó bỏ túi trà và chỉ lấy nước cốt trà có màu đỏ.
- Pha trà sữa thái đỏ: đổ nước cốt trà ra ly, cho thêm đường cát, sữa đặc, sữa tươi rồi khuấy đều lên. Sau đó, cho thêm đá viên và topping rồi thưởng thức.
Trà sữa Oreo Cake Cream
– Nguyên liệu:
- Bánh Oreo Cake (số miếng bánh chọn tùy ý)
- Sữa tươi không đường
- Sữa đặc
- Trà túi lọc (lựa chọn tùy ý)
- Whipped cream
- Topping: trân châu, thạch đủ vị
- Nước nóng
– Cách làm:
- Xay bánh Oreo: xay nhuyễn bánh thành bột mịn.
- Pha nước cốt trà sữa: cho trà túi lọc vào cốc, thêm nước nóng vào và ngâm túi trà trong 5 phút. Sau đó bỏ túi trà đi chỉ giữ lại phần nước cốt trà. Cho nước cốt trà ra ly, cho thêm sữa đặc, sữa tươi vào và khuấy đều để tạo thành hỗn hợp nước cốt trà sữa.
- Tiếp theo cho thêm topping, đá viên, kem Whipped cream và rắc bột bánh Oreo lên trên rồi thưởng thức.
Trà sữa Lipton
– Nguyên liệu
- Trà túi lọc Lipton
- Nước nóng
- Sữa tươi có đường hoặc không đường
- Đường cát trắng hoặc sữa đặc có đường
- Topping: trân châu, thạch đủ vị,.
– Cách làm
- Pha nước cốt trà: Cho túi trà Lipton vào bình và thêm nước nóng, ủ trà trong vòng 10 phút. Sau đó bỏ túi trà đi và chỉ lấy nước cốt trà Lipton.
- Pha trà sữa Lipton: đổ nước cốt trà Lipton ra ly, cho thêm đường cát/sữa đặc, sữa tươi rồi khuấy đều lên. Sau đó, cho thêm đá viên và topping rồi thưởng thức.
Trà sữa Socola
– Nguyên liệu
- Trà túi lọc
- Nước nóng
- Sữa đặc có đường
- Sữa tươi có đường hoặc không đường
- Bột Cacao
- Đường nâu
- Topping: trân châu, thạch đủ vị
– Cách làm
- Pha nước cốt trà: Cho túi trà vào bình và thêm nước nóng, ủ trà trong vòng 10 phút. Sau đó bỏ túi trà đi và chỉ lấy nước cốt trà.
- Pha trà sữa Socola: đổ nước cốt trà ra ly, cho thêm đường nâu, sữa đặc, sữa tươi, bột cacao rồi khuấy đều lên. Sau đó, cho thêm đá viên và topping rồi thưởng thức.
Trà sữa kem trứng cháy
– Nguyên liệu
- Lòng đỏ trứng gà
- Đường cát trắng
- Bột Lion Custard
- Sữa tươi không đường
- Đá viên
- Topping: trân châu, thạch đủ vị
– Cách làm
- Cho lòng đỏ trứng gà vào tô, cho thêm đường cát, sữa tươi và bột Custard vào. Sau đó đánh tan hỗn hợp trứng sữa này.
- Đun hỗn hợp trứng sữa trên bếp với lửa nhỏ, thường xuyên khuấy đều đến khi hỗn hợp này sánh mịn thì tắt bếp và để nguội. Sau khi đã nguội, hỗn hợp này là kem trứng sữa.
- Cho đường cát vào nồi và đun với mức lửa nhỏ để tạo thành Caramen.
- Khi đã có kem trứng sữa và caramen, cho caramel phủ đáy ly và thành ly. Cho tiếp kem trứng sữa vào và đổ thêm sữa tươi không đường, đá viên, topping là có thể thưởng thức.
Trà sữa uyên ương Hong Kong
– Nguyên liệu
- Trà túi lọc
- Nước nóng
- Nước cà phê
- Sữa tươi có đường/không đường hoặc sữa đặc có đường
- Đá viên
– Cách làm
- Pha nước cốt trà: Cho túi trà vào bình và thêm nước nóng, ủ trà trong vòng 10 phút. Sau đó bỏ túi trà đi và chỉ lấy nước cốt trà.
- Pha nước cốt trà sữa: Cho nước cốt trà vào ly, sau đó cho thêm sữa tươi hoặc sữa đặc vào và khuấy đều tạo thành hỗn hợp nước cốt trà sữa.
- Sau đó, đổ nước cà phê vào ly nước cốt trà sữa. Cho thêm topping, đá viên rồi thưởng thức.
Trên đây là 10 công thức nấu trà sữa đơn giản cùng mẹo vặt giúp bạn ủ trà đúng chuẩn để vị trà sữa không bị đắng chát. Áp dụng ngay những thông tin này để có thể tự tay chế biến món trà sữa ngon, béo chiêu đãi bạn bè, người thân hay tự mình thưởng thức.
Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về những kiến thức nấu ăn, cách kinh doanh hiệu quả, phần mềm quản lý,…thì truy cập ngay website: loop.vn, thông tin được cập nhật nhanh chóng mỗi ngày. Đồng thời, nếu bạn muốn sử dụng sản phẩm giúp việc kinh doanh có thêm nhiều khách hàng, tăng doanh thu hàng tháng hãy liên hệ Email: cs@loop.vn hoặc gọi đến Hotline: 1900633470 để được tư vấn trực tiếp nhé!