Cách Làm Trà Atiso đỏ

Trà atiso đỏ là một loại trà được rất nhiều người yêu thích không chỉ bởi hương vị nhẹ nhàng, dễ uống mà còn bởi loại trà này có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Hãy cùng META khám phá những tác dụng của trà atiso đỏ qua bài viết dưới đây nhé!

Tác dụng của trà atiso đỏ

Contents

Atiso đỏ là một giống thực vật quen thuộc với người Việt Nam thường hay được sử dụng để làm thành trà uống. Atiso đỏ còn được gọi là cây bụp giấm, bụp chua, giền chua, cây rau chua, hoa vô thường… Tên tiếng Anh của cây atiso đỏ là hibiscus, vì vậy mà loại trà này còn có tên là trà hibiscus.

Tại Việt Nam, cây atiso đỏ thường được trồng làm cảnh hoặc mọc hoang ở nhiều nơi. Loài hoa của cây gắn liền với món mứt hoa hồng nổi tiếng của Đà Lạt. Người ta thường tận dụng đài hoa và hạt atiso đỏ để nấu nước uống hoặc phơi khô làm trà pha nước uống nhằm sử dụng được lâu hơn. Không chỉ thơm ngon nhờ có vị chua thanh đặc trưng, loài cây này còn có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe mà có thể bạn chưa biết. Vậy trà atiso đỏ có tác dụng gì, dưới đây là một số công dụng phổ biến nhất của trà atiso đỏ.

Chống lão hóa

Trà atiso đỏ có hàm lượng cao các chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn hoặc hạn chế tổn thương gây ra bởi các gốc tự do nên hỗ trợ làm chậm và giảm thiểu các dấu hiệu lão hóa. Chiết xuất từ hoa atiso đỏ có khả năng làm tăng số lượng các enzym chống oxy hóa, đồng thời giảm đi sự tác động gây hại của các gốc tự do lên đến 92%. Vì vậy, bạn có thể uống loại trà này mỗi ngày để giữ gìn vẻ trẻ trung, ngăn ngừa quá trình lão hóa.

>>> Tham khảo: Uống nước lá tía tô có tác dụng gì? Cách nấu nước uống lá tía tô

Điều hòa huyết áp

Trà atiso đỏ từ lâu đã được xem là thảo dược có tác dụng điều hòa huyết áp hiệu quả, đặc biệt là với bệnh nhân huyết áp cao. Atiso đỏ chứa nhiều bioflavonoids, một chất chống oxy hóa ngăn cản quá trình oxy hóa lipoprotein, giúp hạ huyết áp. Thói quen uống trà atiso đỏ mỗi ngày có thể giúp bạn giảm huyết áp một cách tự nhiên.

Mặc dù vậy, bạn không nên dùng trà atiso đỏ khi đang sử dụng hydrochlorothiazide, một loại thuốc lợi tiểu dùng để điều trị huyết áp cao, vì nó có thể gây tương tác không tốt với thuốc.

Giảm mỡ trong máu

Cách Làm Trà Atiso đỏ

Ngoài tác dụng hạ huyết áp, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trà atiso đỏ có thể giúp giảm mức mỡ trong máu, một yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim. Nghiên cứu cho thấy trà atiso đỏ có tác dụng làm giảm LDL cholesterol trong máu, triglyceride cũng như cholesterol toàn phần qua đó giúp bảo vệ chống lại các bệnh về tim và bảo vệ mạch máu khỏi bị tổn thương. Những người bị hội chứng chuyển hóa khi cho uống 100mg chiết xuất atiso đỏ mỗi ngày đều giảm được tổng lượng cholesterol và cải thiện hàm lượng cholesterol HDL tốt trong cơ thể.

Tăng cường chức năng gan

Atiso đỏ chứa một loại chất chống oxy hóa rất hiếm là flavonoid. Flavonoid có tác dụng chống độc, làm giảm thương tổn gan, bảo vệ chức năng gan. Chiết xuất atiso đỏ có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe của gan khi tăng cường hoạt động của các enzym giúp giải độc tố, làm giảm mức độ tổn thương gan và tránh được tình trạng gan bị nhiễm mỡ. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, chiết xuất từ atiso đỏ có khả năng làm tăng nồng độ của một số enzym giải độc có trong gan lên đến 65%, việc uống chiết xuất từ ​​cây atiso đỏ liên tiếp trong 12 tuần đã cải thiện tình trạng gan bị nhiễm mỡ.

Phòng chống ung thư

Trà atiso đỏ có chứa hàm lượng cao các flavonoid và cyanidin có tác dụng chống lại sự tổn thương do các gốc tự do gây ra. Các anthocyanin ức chế sự phát triển của tế bào ung thư máu, trong khi đó polyphenol có khả năng làm giảm sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư huyết tương, khoang miệng, tuyến tiền liệt và dạ dày. Nhờ vậy, loại trà này có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và có tác dụng chống ung thư hiệu quả.

Hỗ trợ giảm cân

Trong trà atiso đỏ có chứa chất ức chế enzyme giúp sản xuất amylase để đẩy nhanh quá trình phân hủy tinh bột đường, tránh tích tụ calo thừa trong cơ thể. Bên cạnh đó, trà atiso chứa rất ít calo lại có tác dụng lợi tiểu nên cũng làm giảm lượng nước trong cơ thể, giúp bạn có vóc dáng thon gọn hơn. Sử dụng trà atiso sau bữa ăn sẽ giúp cơ thể bạn đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đốt chất béo nhanh hơn, giảm tình trạng béo phì do tích mỡ.

Nâng cao miễn dịch

Tác dụng của trà hòa hibicus

Nhiều nghiên cứu cho thấy, chiết xuất từ hoa atiso đỏ có thể chống lại một số loại vi khuẩn, giảm khả năng cơ thể bị nhiễm trùng cũng như tăng cường hệ miễn dịch. Cụ thể, atiso đỏ có thể làm ức chế hoạt động của E. coli – là một chủng vi khuẩn gây ra các dấu hiệu như chuột rút, đầy hơi và tiêu chảy, chống lại chứng cảm lạnh và nhiễm trùng bằng cách bổ sung hàm lượng lớn vitamin C tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

>>> Xem thêm: Uống vitamin C mỗi ngày có tốt không? Uống nhiều có nóng không?

Cách làm hoa atiso sấy khô

Cách làm trà hibicus

Trà hoa atiso đỏ được làm từ đài hoa atiso đỏ (hay còn gọi là hoa hibiscus). Cách làm khá đơn giản:

  • Bước 1: Chọn những bông hoa atiso tươi ngon, chỉ lấy đài hoa sau đó rửa sạch và để ráo nước. Để trà được thơm ngon nhất thì bạn nên chọn hoa vừa, không quá già cũng không quá non. Atiso Đà Lạt được đánh giá là loại nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và thơm ngon nhất.
  • Bước 2: Sau đó, bạn dải hoa atiso đỏ vào khay sấy, cho vào máy sấy thực phẩm sấy ở nhiệt độ ổn định khoảng 50 – 70oC, thời gian sấy từ 5 – 7h. Để việc sấy hoa được nhanh và đảm bảo hơn, bạn có thể phơi đài atiso trực tiếp ngoài nắng to trong 1 ngày cho héo. Khi nắng vừa tắt, bạn mang ngay atiso vào nhà, không để thấm sương làm trà bị ướt sau đó mới tiến hành sấy. Thời gian sấy lúc này chỉ còn 3 – 5 giờ là khô hẳn.
  • Bước 3: Sau khi sấy xong, bạn cho hoa atiso đỏ khô vào trong bình thủy tinh kín nắp hoặc túi đựng thực phẩm và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng khi cần. Nếu muốn bảo quản trà trong thời gian dài, bạn nên dùng máy hút chân không hút hết không khí khỏi túi sau đó bỏ vào tủ lạnh.

>> Tham khảo: Cách ngâm hoa atiso đỏ với đường phèn, đường cát, với rượu làm siro dùng dần

Cách pha trà atiso đỏ thơm ngon

Nguyên liệu

  • Trà atiso khô.
  • Lá nếp.
  • Đường phèn, đường cát.
  • Nước.
  • Dụng cụ nấu.

Cách pha trà atiso đỏ

Cách làm trà atiso đỏ giảm cân, tốt cho sức khỏe

  • Bước 1: Cho nước + lá nếp + đường cát + trà hoa atiso đỏ vào nồi và đun sôi lên.
  • Bước 2: Khi hỗn hợp sôi, bạn cho thêm đường phèn vào đun đến khi đường tan hoàn toàn thì tắt bếp, để nguội.
  • Bước 3: Đổ hỗn hợp qua rây lọc vào bình, sau đó rót ra ly và thưởng thức hương vị tuyệt ngon của trà khi còn nóng ấm.

Ngoài cách nấu trà trên, bạn cũng có thể cho một ít trà vào ly + 1/2 cốc nước nóng khoảng 80 – 95oC và ngâm trà từ 5 – 10 phút. Sau đó, bạn cho thêm mật ong + nước cốt chanh vào ly, khuấy đều và thưởng thức.

>> Xem thêm: Cách nấu nước atiso đỏ tươi vừa giải khát, vừa đẹp da tại nhà chuẩn nhất

Lưu ý khi sử dụng trà atiso đỏ

Lưu ý khi sử dụng trà atiso đỏ

Mặc dù trà atiso có khá nhiều tác dụng nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại trà này. Nếu muốn dùng trà atiso đỏ hằng ngày thì bạn nên chú ý những điều sau:

  • Nếu bạn bị huyết áp thấp thì nên uống trà hoa atiso đỏ với đường và uống sau khi đã dùng bữa ăn xong.
  • Phụ nữ mang thai (đặc biệt là mang thai 3 tháng đầu) hoặc cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng atiso đỏ bởi chiết xuất từ rễ hoa atiso có thể ảnh hưởng đến hoạt động của nội tiết tố phụ nữ (estrogen), thậm chí ngăn ngừa quá trình thụ thai và mang thai.
  • Không nên sử dụng nước máy để pha trà bởi vì trong nước máy có thể có clo sẽ làm tăng vị nồng và vị chua của atiso đỏ. Hãy sử dụng nước tinh khiết được đun sôi để pha trà để thức uống có màu trong hơn và vị chua cũng sẽ êm dịu hơn.
  • Không nên uống quá 3 tách trà mỗi ngày vì nếu uống quá nhiều có thể gây tổn thương cho gan, khiến gan phải làm việc quá sức.
  • Không được uống trà khi đói và hạn chế uống trà atiso đỏ vào buổi tối. Tốt nhất, để giữ gìn sức khỏe thì bạn nên uống vào buổi sáng sau khi ăn khoảng 1 tiếng.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu thêm được về tác dụng của trà atiso đỏ với cơ thể và biết cách sử dụng nó sao cho đúng. Để tham khảo thêm thông tin về các loại đồ uống tốt cho sức khỏe khác, hãy thường xuyên truy cập META.vn nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!

Tham khảo thêm

  • Người bị cholesterol cao nên ăn gì và kiêng gì?
  • Hội chứng ruột kích thích IBS là gì? Nên ăn gì, kiêng gì?
  • Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
  • Bồ công anh là cây gì? Có mấy loại? Tác dụng của cây bồ công anh là gì?
  • Uống nước gừng có tác dụng gì? Uống nước gừng đúng cách thế nào?
  • Kombucha là gì? Tác dụng của trà Kombucha và cách làm
  • Cây nhân trần có tác dụng gì? Phân loại và cách nấu nước nhân trần ngon
Rate this post